Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc sai sót khi xuất hóa đơn điện tử. Hiện nay nhà nước có quy định cách xử lý theo từng trường hợp. Cùng theo dõi bài viết thông tin cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai mới nhất 2022 nhé!
1. Chi tiết cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai?
Tùy vào trường hợp khác nhau mà cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót sẽ khác nhau, cụ thể:
Trường hợp hóa đơn đã lập bị sai nhưng chưa gửi đi
- Bước 1: Thông báo cơ quan thuế dựa trên mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123, hủy hóa đơn điện tử xuất sai thông tin.
- Bước 2: Tạo hóa đơn điện tử mới, ký số và gửi đến cơ quan thuế để được cấp mã và gửi lại cho người mua.
- Bước 3: Cơ quan thuế hủy hóa đơn điện tử sai sót đã lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và khách hàng phát hiện lỗi sai
Trường hợp hóa đơn điện tử sai tên, địa chỉ người mua
- Bên bán cần thông báo với bên mua về việc sai sót hóa đơn.
- Thông báo cho lại cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT.
Hóa đơn điện tử sai số lượng, giá thành, thuế suất...
Cách 1:
- Lập biên bản nêu rõ mục sai sót và xuất hóa đơn điều chỉnh.
- Trên hóa đơn điều chỉnh mới cần có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”
Cách 2:
- Lập biên bản nêu rõ mục sai sót và xuất hóa đơn thay thế.
- Trên hóa đơn thay thế cần có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”
Trường hợp cơ quan thuế phát hiện ra sai sót trong hóa đơn điện tử
- Bước 1: Cơ quan thuế ra thông báo dựa trên mẫu 01/TB-RSĐT Phục lục IB, giúp người bán kiểm tra nội dung sai sót.
- Bước 2: Người bán lập báo cáo dựa trên mẫu 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA và gửi lại cho cơ quan thuế dựa trên thời hạn thông báo.
2. Quy định về việc điều chỉnh hóa đơn điện tử khi sai sót?
Hiện nay có những quy định riêng về việc xử lý điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:
- Hóa đơn điện tử sai dẫn đến cần cấp lại mã hoặc lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh thì bên bán cần dùng mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo điều chỉnh cho hóa đơn điện tử lập sai. Về thông báo cần gửi đến cơ quan thuế chậm nhất vào ngày cuối của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điều chỉnh.
- Nếu có sai sót lần sau với hóa đơn điều chỉnh/ thay thế sẽ áp dụng xử lý tương tự.
- Nếu cần điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị thuế thì cần điều chỉnh đúng với giá trị đúng.
- Nếu hủy hóa đơn điện tử và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT thì người bán cần lập hóa đơn thu tiền về trước hoặc trong lúc cung cấp hàng hóa, dịch vụ có phát sinh hủy hoặc chấm dứt cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Nếu hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn hoặc số hóa đơn thì khai sai sót bên bán chỉ cần điều chỉnh, không cần hủy hoặc thay thế.
- Kê khai bổ sung hồ sơ đối với hóa đơn điều chỉnh, thay thế, hủy cần dựa trên quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Lưu ý trong việc xử lý hóa đơn điện tử xuất sai?
- Đối với trường hợp hóa đơn điện tử chi sai thông tin như: mã số thuế, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính hoặc ngày tháng. Không gây ảnh hưởng đến số tiền nên chỉ cần làm biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh lại.
- Đối với hóa đơn điện tử sai con số hoặc số tiền thì cần được lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn chỉnh tăng hoặc giảm phù hợp với số tiền đúng.
- Trong hóa đơn điều chỉnh không được ghi âm
- Nếu hóa đơn điện tử sai sót có chữ ký bên mua thì khi lập lại hóa đơn điều chỉnh cần được ký điện tử. Còn nếu lập hóa đơn giấy thì cần ký trực tiếp.
Qua đây những cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai mới nhất 2022, mong rằng bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích và biết cách điều chỉnh hóa đơn điện tử phù hợp với trường hợp sai phạm của mình. Từ đó, giúp quá trình hoạt động suôn sẻ, tránh các mức phạt.
Hữu Trí chuyên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế, hóa đơn, chứng từ, liên hệ để được tư vấn ngay hoặc chat ngay..
Cách hoạch toán, kế toán, hóa đơn, chứng từ, Thuế GTGT đúng chuẩn tại đây.